Formosa với Crom, nghi can chính gây thảm hoạ môi trường miền Trung có sự lựa chọn nào?



Theo nguồn tin riêng của Người Kỳ Anh từ Formosa, chất độc làm chết biển không phải 300 tấn hóa chất xúc rửa đường ống, vì đó là hóa chất làm nguội thép, chưa dùng. Chất độc làm chết biển, là Crom, dùng để mạ đường ống. Cả một hệ thống đường ống khổng lồ, mỗi ống 5, 6 người ôm. Họ bơm kín Cr để mạ bề mặt bên trong đường ống. (Mạ Cr làm tuổi thọ đường ống cực kì bền).


Hồi đầu, báo chí đã ghi, phát hiện nồng độ Cr cao gấp 9 lần. Nhưng nguồn tin của Người Kỳ Anh nói, con số thực tế lúc mới thải ra cao gấp cả nghìn lần, bị lắng xuống đáy biển và theo dòng hải lưu hướng nam lan xuống dọc các tỉnh miền Trung. Mỗi đường ống đó có tuổi thọ khoảng 40 - 50 năm. Khi thay thế, có thể sẽ lại mạ tiếp. Nguồn tin cũng cho biết thêm, việc ra vào Formosa, không phải do phía Formosa kiểm soát, mà do an ninh VN kiểm soát rất chặt.
Cái này khớp với kết quả xét nghiệm của Huế và kết luận của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá. Cá nục ở Quảng Bình thì chưa Phenol cực độc có từ chất tẩy rửa - điều này có thể chốt lại: tất cả chất độc hại được xả thẳng ra môi trường hoàn toàn không qua xử lý, cả thủy ngân, asen, cyanua, crom, ....
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều tối ngày 5/5 tại Hà Nội gián tiếp thừa nhận Formosa chính là thủ phạm: "Một sự kiện như Formosa là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý, cả nền kinh tế nếu không nói là kể cả chính trị của chúng ta".



GS.TSKH Lê Huy Bá - chuyên gia độc học môi trường, Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường và bà Cao Thu Thùy, Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đang trả lời phỏng vấn trực tiếp với Tuổi Trẻ. Video live Facebook đã bị xoá ngay sau đó.

TIN BÀI LIÊN QUAN:
Vậy nghi can chính gây ra vụ cá chết bắc Trung bộ có sự lựa chọn nào?
Nghi can F lúc đầu không thừa nhận liên quan đến vụ cá chết, mặc dù vụ này xuất phát quanh khu vực nghi can xả nước thải và vào thời điểm nghi can đang sử dụng lượng lớn hoá chất để tẩy rửa hệ thống xả nước thải và vệ sinh khu nhà máy T trước khi chính thức đi vào vận hành vào tháng 6/2016. Nghi can F khẳng định họ đã tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và quy trình về xử lý nước thải, dù có dấu hiệu bất thường trong các sổ sách còn lưu giữ được. Họ giải thích có sự nhầm lẫn trong cập nhật số liệu trong sổ sách, có thể do bất đồng ngôn ngữ hay cái gì đó. Nay các chiến sỹ "phá án giỏi nhất thế giới" đã có chứng cứ trong tay rằng những số liệu đó cập nhật đúng thực tế, thậm chí còn nhiều chứng cứ về nhiều bất cẩn hơn thế từ F.
Tất nhiên F vẫn ngoan cố cho rằng không có sự liên quan đến cá chết với sự cố nào đó của F (nếu F thừa nhận có thật, điều F giờ khó chối được). Nhưng sự cố này đặc biệt nghiêm trọng, nếu cơ quan điều tra chứng minh có sự "cố ý", ít nhất "cố ý gián tiếp" từ những quan chức của F, vụ án " gây ô nhiễm môi trường" theo điều 182 Bộ luật hình sự có thể bị khởi tố hình sự. Nhiều hệ luỵ có thể xảy ra, bất lợi cho nghi can F.
Vậy nghi can F lựa chọn như thế nào?
1/ F thừa nhận có sự cố gây ra ô nhiễm môi trường, nhưng không phải lỗi cố ý? Còn cá chết ở ven biển 4 tỉnh bắc Trung bộ có nguồn gốc từ sự cố của F hay không, chưa đủ căn cứ khoa học nhưng F sẽ có nỗ lực để những thiệt hại của ngư dân được bù đắp phần nào (nhưng không có nghĩa F thừa nhận lỗi gây ra vụ cá chết). F cam kết thực hiện nghiêm những tiêu chuẩn của Việt nam và thông lệ quốc tế về bảo vệ môi trường (ví dụ tiêu chuẩn ở xứ Đ, nơi công ty mẹ đóng đô). Những biện pháp bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực BVMT do các nhà khoa học Việt Nam đề xuất sẽ được F chấp nhận hoặc thực hiện, dù có thể đầu tư thêm hàng trăm triệu USD (thực tế các nhà khoa học Việt có giải pháp giá rẻ hơn và đạt chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế).
2/ F không thừa nhận có sự cố do F, chối bỏ hẳn hay đổ cho nhà thầu. Nếu vậy, các cơ quan chức năng buộc phải áp dụng mọi biện pháp theo luật, trong đó có khởi tố vụ án hình sự. Nhiều giấy phép đã cấp cho F sẽ bị xét lại, có thể bị huỷ bỏ. F có thể đáp lại bằng vụ kiện ra trọng tài hoặc toà án nào đó ở ngoài Việt nam, rằng Nhà nước Việt nam đã xử ép F vv..., đòi Việt Nam đền bù hàng chục tỷ USD. Một vụ kiện quốc tế chưa biết ai thắng ai thua, nhưng sẽ kéo dài và gây mệt mỏi cho cả hai bên.

CHIA SẺ NGAY:

BÀI MỚI

 
Copyright © Người Kỳ Anh. Designed by NguoiKyAnh