Dân Kỳ Anh đi họp: Tiền thay phiếu đồng tình chia cắt huyện...




Kỳ Anh: Quê hương phong bì

Báo đăng ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang phổ biến kế hoạch tách huyện, điều chỉnh địa giới, thành lập thị xã Kỳ Anh mới, dân đi họp được phát mỗi người 50.000 đồng.

Đã có nhiều ý kiến trái chiều về chuyện dân đi họp được phong bì


– Thế thì có gì mà báo phải nói? Chú làm cán bộ phường đi họp có phong bì không?- Sao không? Dân đi họp tổ còn có 20.000 đồng, đảng viên đi nghe thời sự mỗi tháng 1 lần cũng 20.000 đồng. Nước mình là đất nước của phong bì, có gì phải nói. Bác gái Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế – còn nói huỵch toẹt 100 năm nữa may ra mới xóa được nạn phong bì của bệnh nhân cho thầy thuốc.
– Ở Mỹ có phong bì không?
– Chắc không, nhưng em biết nhiều người Việt ở Mỹ tranh thủ về quê để chữa bệnh. Bên ấy mà vào bệnh viện là coi như sạt nghiệp. Bác sĩ họ ăn ở giá dịch vụ, cần gì cái phong bì.
– Chuyện Mỹ rõ rồi. Nhưng ở Kỳ Anh lại có bác, khi nhà báo hỏi sao có phong bì, lại nói chủ trương đi họp được gói kẹo, chuyển đổi thành 50.000 đồng cho gọn. Có thôn nói xã chưa có, thôn tự ứng tiền. Chỉ riêng giám đốc sở tài chính nói chưa biết có chuyện này.
– Các bác nhà báo khéo giả đò về chuyện phong bì quá. Nhưng coi đó là thủ pháp nghiệp vụ để moi tin, cũng tạm cho qua. Còn bác tài chính thì bao giờ chả nói thế!
– Vậy thì tiền đâu mà thôn, xã hăng hái chi ra vậy?
– Bác cũng đừng vờ ngớ ngẩn với em nhá! Đã có dự án xây dựng thị xã, tất có kinh phí và khoản đền bù giải tỏa. Một núi tiền sẽ đổ về. Bỏ ra “gói kẹo” cho dân là như dân ta vẫn nói “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”.
– Chú nói thế thì tất cả các dự án lớn nhỏ đều có “đồng tiền khôn”?
– Chứ sao, khôn quá như mấy ông “ăn vào” ODA còn mất chức, đi tù đầy ra đấy. Chỉ những ai khôn tới trình độ “gói kẹo” là coi như “nâu vấn đề”.
– Sao lại có màu nâu?
– Tiếng Anh, nâu (no) là không! Thời buổi này mà còn không biết nâu hay xanh thì vứt.
– Nâu – hôm nay hiểu, còn xanh là gì?
– Hì hì, ngu lâu, xanh là tờ xanh, tờ đô la!
– Hiểu rồi, nâu gói kẹo, xanh nhá! Thanh-kiu-ve-ri-múc.
Lý Sinh Sự
Nguồn bài: Báo Lao Động
----------------------------------

Nông dân cũng được nhận phong bì

Ngày giáp Tết, đang bận túi bụi, một người bà con của Phó tôi quê Hà Tĩnh vừa gọi điện khoe: Chú đừng tưởng chỉ có cán bộ các chú, ông này bà nọ mới được nhận phong bì nhé. Nông dân quê tôi chừ cũng oách rồi, cán bộ báo đi họp, họp xong, bà con cũng được nhận phong bì, có tiền hẳn hoi.
Hỏi ra mới biết, nhằm khuyến khích người dân dự họp lấy ý kiến về điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập thị xã mới, vừa qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã chi hơn 2,5 tỉ đồng “hỗ trợ” cho gần 53 ngàn hộ dân địa phương. Biết đi họp có phong bì nên người dân rất phấn khởi, suốt 3 ngày liền bà con có mặt đông đủ, ngồi chật cả hội trường, nhiệt tình góp ý. Đó là việc có lẽ lần đầu tiên, người dân chân lấm tay bùn đi họp có phong bì nên Phó tôi có cảm xúc thật lạ.
Được biết, số này dùng để hỗ trợ cho dân, gọi là tiền chi để bà con uống nước, được trích trong khoản kinh phí phục vụ cho điều chỉnh địa giới hành chính mà tỉnh đã duyệt, số tiền chừng 20 tỉ đồng. Lãnh đạo huyện Kỳ Anh đã thông qua thường vụ huyện, sau khi triển khai xong sẽ trình xin tỉnh.
Lý do thật đơn giản, các buổi họp đa số tổ chức ban ngày, người dân phải bỏ việc đồng áng, chợ búa, thậm chí có hộ còn nghỉ cả kinh doanh, đóng cửa hàng đến dự, nên việc hỗ trợ bà con là hợp lý, nên làm. Theo Phó tôi, nếu lấy tiêu chí cái gì có lợi cho dân thì đây là sáng kiến đáng hoan nghênh và là một tin mừng, nếu việc này không sai nguyên tắc tài chính!
Phó tôi rất mừng, nhiều người biết chuyện cũng mừng vì từ xưa đến nay, hai chữ “phong bì” chỉ dành cho cán bộ đi hội họp, hội thảo, dự án mà người ta thường gọi chệch đi là “tài liệu”. Vậy mà giờ đây, tại vùng quê nghèo, trước khi quyết định vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh, lãnh đạo địa phương mời dân đến xin ý kiến, người nông dân còn được nhận phong bì! Lần đầu tiên được thưởng thức cái gọi là hương vị phong bì trong đời, người bà con của Phó tôi vừa kể vừa sụt sùi vì sướng, vì bất ngờ.
Suy cho cùng, tiền cũng là của dân, từ dân mà ra. Vấn đề là giờ đây không chỉ “đầy tớ” được nhận bổng lộc. Số tiền hỗ trợ nông dân Kỳ Anh, cá nhân bà con nhận được không nhiều, nhưng cái lớn hơn là nó mang lại niềm vui, nông dân tự hào vì thấy mình được tôn trọng, bình đẳng…
PHÓ THƯỜNG DÂN
Nguồn bài: Báo Đời Sống Và Pháp Luật

----------------------------------

Dân toàn huyện được phát 2,5 tỷ khi... đi họp

Trong những ngày này, khi về các xã Kỳ Phong, Kỳ Bắc, Kỳ Phương? của huyện Kỳ Anh, người dân vẫn còn đang nói tới chuyện khi đi họp lấy ý kiến về vấn đề nêu trên mỗi hộ được nhận 50.000 đồng.
Họ bàn tán, bởi đây là lần hiếm hoi mà ai tới dự họp cũng đều được nhận tiền. Vì thế, gần như toàn bộ các hộ dân đều tham dự cuộc họp "có một không hai". Theo ông Trần Quốc Hoàn, Trưởng thôn Hà Phong (xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh), khi biết đi họp có tiền thì dân rất phấn khởi và tới đông đủ, phải thuê ghế ngồi ngoài sân. Tuy nhiên, do xã chưa có tiền nên thôn đã trích 14 triệu đồng phát trước.
Ông Ngô Đức Thiện (trú xóm 7, xã Kỳ Bắc) cho biết, khi nghe cán bộ xóm thông báo đi họp có tiền nên ai cũng đi. Người dân ngồi chật hội quán của thôn. Sau khi họp, lấy ý kiến, người dân ký tên và được nhận 50.000 đồng/hộ.
Là một trong những xã tổ chức họp dân lấy ý kiến, ông Lê Văn Chương, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) thông tin, người dân tới tham dự cuộc họp, kể cả đồng ý hay không đồng ý đều được hỗ trợ 50.000 đồng, số tiền xã chi khoảng 70 - 80 triệu đồng.
"Huyện nói sẽ có nguồn nhưng chưa chuyển về nên xã phải trích ngân sách để phát cho người dân trước" - ông Chương cho hay.
Cũng theo ông Chương, không có văn bản nào về việc chi tiền cho dân nhưng trong lần họp trước đó, chủ tịch huyện (ông Nguyễn Văn Bổng - PV) đã quán triệt với các xã.
Lãnh đạo xã Kỳ Bắc cho biết, ngày 21/1 xã đã triển khai họp tất cả các thôn để lấy ý kiến của người dân về vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính.
Ông Trần Quốc Hoàn, trưởng thôn Hà Phong (xã Kỳ Phong) cùng bản danh sách những hộ trong thôn đã ký nhận tiền.

Tại cuộc họp, người dân trong xã đã đồng ý cao với chủ trường này. Sau đó, xã cũng phát khoảng 70 triệu đồng cho những người đi họp. Nhưng huyện chưa chuyển về nên xã trích từ ngân sách.
Trao đổi về vấn đề, ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng phòng Tài chính, kế hoạch huyện Kỳ Anh cho hay, toàn huyện có gần 53.000 hộ dân, tính ra huyện phải chỉ hơn 2,5 tỉ đồng để hỗ trợ cho người dân đi họp, lấy ý kiến tách huyện. Số tiền hỗ trợ cho dân đã thông qua thường vụ huyện, sau khi triển khai xong sẽ trình xin tỉnh.
Ông Trần Quốc Hoàn, trưởng thôn Hà Phong (xã Kỳ Phong) cùng bản danh sách những hộ trong thôn đã ký nhận tiền.
"Hiện nay, Sở Tài chính chưa cấp nguồn về nên huyện chưa có để chuyển cho các xã. Do đó huyện có chỉ đạo xã nào có nguồn thì phát cho dân, xã nào quá khó khăn thì vay mượn tạm, sau đó huyện sẽ trả lại", ông Thắng nói.
Theo ông Lê Trọng Bính, Bí thư huyện ủy Kỳ Anh, hơn 2,5 tỉ đồng hỗ trợ người dân đi họp là 'tiền nước', được trích trong khoản kinh phí phục vụ cho điều chỉnh địa giới hành chính mà tỉnh đã duyệt (khoảng 20 tỷ đồng).
"Nếu tỉnh không cho (2,5 tỷ đồng) thì huyện sẽ bỏ ra. Việc dân đi họp là nghĩa vụ còn chuyện nhà nước hỗ trợ cho dân là tốt, không lãng phí. Cán bộ nhiều lúc đi họp còn được hỗ trợ tiền ăn, tiền uống nữa là", ông Bính nói.
Cũng theo ông Bính, sau khi họp HĐND các xã, tới huyện thì sẽ trình hồ sơ lên cho tỉnh.

Còn ông Trần Báu Hà - Phó trưởng ban chỉ đạo, Trưởng ban chuyên trách thành lập thị xã mới nói, có nghe nói chuyện huyện Kỳ Anh trích ngân sách hỗ trợ cho người dân đi họp nhưng ban không chỉ đạo.
"Chỉ có một số thôn họp buổi tối còn đa số thì họp ngày. Mà họp buổi ngày thì người dân phải bỏ việc để đi, việc hỗ trợ cho dân là tốt. Quan trọng là có sai quy định tài chính hay không", ông Hà thông tin.
Theo Vietnamnet

----------------------------------

"...
Cũng vẫn biết cuộc sống luôn vận động
Đã giám làm cũng có lúc đơn sai
Xiết chặt tay khắc phục, vượt đường dài
Đoàn kết bên nhau nghĩ về đại cục …
Nhưng hỡi ôi ! khi có quyền có chức
Nhóm lợi ích quyết chia cắt lâu dài
Mảnh đất bao đời nếm mật nằm gai
Một bên phố, một bên làng nghiệt ngã.
Các cựu quan chức, cây cao bóng cả…
Các vị trí thức, con cháu mọi miền…
Ai cũng đồng lòng phản biện, ký tên
Mong giữ được miền quê này toàn vẹn.
Trăm con sông đều xuôi dòng ra biển
Ý đảng – lòng dân con nước lớn – ròng
Ai nghĩ ra trò mở hội Diên hồng…
Dân đi họp phát mỗi người năm chục.(2)
Chiêu trò ấy từ cổ kim có một
Chỉ trong thời đảng cộng sản quanh vinh
Chuyện như đùa nhưng là thật, quê mình
Tiền thay phiếu đồng tình chia cắt huyện.
Thế mới biết chốn quan trường nham hiểm
Quyết định đưa ra: đủ lý đủ tình
Thôi từ đây cũng tên ấy: Kỳ Anh
Một nửa huyện, một nửa thành thị xã…
Bốn mươi năm chân ngược xuôi trăm ngã
Về thăm quê, chứng kiến cái trò đời
Chủ tịch, bí thư lừng lẫy một thời
Phút tách huyện được mời ngồi xơi nước.
..."

Người Kỳ Anh



CHIA SẺ NGAY:

BÀI MỚI

 
Copyright © Người Kỳ Anh. Designed by NguoiKyAnh