Ma thuốc độc ở Kỳ Anh: Náo loạn cả vùng quê vì lời...mê sảng



(Người Kỳ Anh) Chuyện rằng: Có một người đã nheo thử râu hùm vào cây măng tre và 100 ngày sau có một đôi chuột bạch bám theo về nhà. Ông này vốn không  hại người nên đã mang đôi chuột cho vào lồng và thả ra biển, chẳng hiểu sao, mấy ngày sau vẫn thấy chúng mò về. Cuối cùng để tiêu diệt đôi chuột bạch ma, người này đã chấp nhận tuyệt thực đến chết để hai con vật cũng phải chết theo.
nguoikyanh-Ma thuốc độc ở Kỳ Anh: Náo loạn cả vùng quê vì lời...mê sảng
Mỗi người bị cho là mắc "ma thuốc độc" được cắt cho thang thuốc như thế này

"Con ma thuốc độc" có lẽ là một trong những chuyện mê tín dị đoan tồn tại dai dẳng nhất từ trước đến nay, những câu chuyện ở dạng "Tin đồn" cứ làm khổ không biết bao nhiêu gia đình, phá họa sự bình yên của nhiều vùng quê. Vậy những tin độc về "con ma thuốc độc" thực chất là gì và vì sao nó lại tồn tại suốt cả trăm năm? Chúng tôi đã đi vào vùng "Ma thuốc độc" chứng kiến những điều kì lạ và ghi lại những điều mắt thấy tai nghe.

Náo loạn cả vùng quê vì lời...mê sảng

Hà Tĩnh có vẻ là vùng đất mà những lời đồn thổi về “con ma thuốc độc” còn dai dẳng và để lại nhiều hậu quả nặng nề nhất. Hầu như ở huyện nào của Hà Tĩnh cũng có những câu chuyện mang tính chất “liêu trai” kiểu này, đặc biệt là ở các huyện như: Kỳ Anh, Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên …
Khi chúng tôi đề cập đến chuyện này, ông  Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cũng bức xúc: “Ở huyện Kỳ Anh, đây là vấn đề nhức nhối từ lâu. Rất mong nhà báo tuyên truyền giúp để bà con hiểu”. Để tại điều kiện cho phóng viên, ông cử hẳn Trường và Phó phòng Y tế huyện cùng chúng tôi đi xuống địa bản các xã miền núi.
Trời mưa dầm dề, chúng tôi phải rất vất vả mới đến được địa bàn Kỳ Hợp – một xã miền núi, nằm cách xã trung tâm huyện Kỳ Anh mấy chục cây số. Vừa đến UBND xã, hỏi chuyện về “ma thuốc độc” chúng tôi đã được chủ tịch Tô Hữu Đằng thông báo: “Mới đêm hôm qua thôi, ở xã mới xảy ra một vụ việc ẩu đả” nghiêm trọng giữa hai gia đình cũng chỉ vì “con ma thuốc độc”. Cả đoàn công tác hội hộp xuống ngay nơi vừa xảy ra vụ việc, nóng lòng xem thử “con ma thuốc độc” là cái thứ gì.
Chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Hương ở xóm Minh Châu - con dâu bà hiện đang bị nghi là bị “ma thuốc độc” làm hại. Căn nhà tối tăm và tuềnh toàng nằm lọt thỏm trong khu vườn rộng thênh thang, không khí ảm đạm, buồn thiu, buồn hắt. Chỉ đến khi thấy người lạ, lại là cán bộ y tế đến, người dân mới tụ tập lại nhao nhác bàn tán: “Bác sĩ dấn công an đến bắt ma thuốc độc đấy”.
Mới đêm qua, cả xóm Minh Châu được một phen nhốn nháo khi hai gia đình hàng xóm vì nghi nhau là “ma thuốc độc” đã lớn tiếng cãi cọ, dọa vác dao chém nhau. Nguyên nhân bắt đầu tư việc con dâu của và Hương là chị Nguyện Thị Hằng bỗng nhiên đổ bệnh, mê sảng. Trong cơm mê sảng chị Hằng ôm đầu kêu khóc và nhắn đến tên bà Diệu hàng xóm. Trước đó một thời gian, chị hằng có ăn kẹo của bà Diệu mang sang cho. Thế là cả làng quay sang đổ cho bà Diệu là “ma thuốc độc” ám hại chị Hằng.
Trong khi chúng tôi đang nói chuyện trong nhà thị một người đàn ông xồng xộc chạy từ ngoài vào hò hét: “Tao chém hết! Còn làm khổ vợ tao, ta chém hết rồi tao đi tù!”. Khuôn mặt Hẳng lộ vẻ sợ hãi, tái dại đi, dúm dó vào một góc, vừa khóc vừa hét lân hoảng loạn “Nó kìa, nó kìa, nó giết con mất”. Hoảng quá chồng chị Hằng chạy ra cãi cọ, giằng co với người đàn ông này. Thì ra đây chính là chồng bà Diệu, vì quá bức xúc chuyện vợ bị nghi là “ma thuốc độc” nên không kiếm chề được, đến tận nhà gây gổ với làng xóm.
Chị Nguyễn Thị Hằng sinh năm 1989 nhưng đã làm dâu bà Hương được 3 năm nay, có 2 mặt con: một đứa hai tuổi rưỡi, một đứa chưa đầy 9 tháng. Chồng của chị hằng năm nay cũng chỉ mới 23 tuổi. Hai mẹ con thay nhau ngồi kể chi tiết cho chúng tôi câu chuyện của họ cho là do “con ma thuốc độc ” gây nên.
Hẳng kể rằng: Cách đây 2 ngày, thấy thòng gạo trong nhà trống không, cô đạp xe đi mua. Mới đi được một đoạn, bỗng thấy bất an, người sốt cao khó thở, mất cảm  giác và không kiểm soát được mình, Hằng quay về nhà nằm vật ra đất. Cô lên cơn sốt cao, co giật toàn thân.
Cả nhà hoảng hốt lấy chăn cho Hằng đắp nhưng cô vẫn kêu lạnh, ai đến gần cũng bị Hằng đẩy ra, vừa đẩy vừa hét lên: “Mùi hôi quá, hôi quá, đi chỗ khác”. Bà mẹ chồng hoảng hốt bế đứa con 9 tháng tuổi đặt lên người để Hằng bình tĩnh, cô cũng gạt ra và suýt đánh cả đứa trẻ. Chồng đến gần cô cũng gạt phắt đi. Hằng kể với giọng ma mị:
-    Đầu em đau như búa bổ. Trong lúc mê man còn thấy hai con chuột bạch lởn vởn trước mắt, như mời gọi em vào một hang sâu hun hút dưới nền nhà.
Câu chuyện nghe phi lý như “liêu trai”, thế mà nhiều người dân xung quanh vẫn cứ gật đầu lia lịa, tin là có thật. Chưa hết, Hằng kể với vẻ mặt hoang mang:
-    Em còn thấy một người đàn bà mặc áo hoa, cao lớn lắm, tóc tai rũ rượi đứng chống nạnh, chỉ thẳng vào mặt em quát: “Câm đi! Không được nói, nói là tao giết”. Lúc đó em chỉ muốn chui vào hang chuột thôi.
Khôi hài hơn, Hằng còn phán như đinh đóng cột rằng: Người phụ nữ mà cô gặp trong cơn mê sảng là ... bà Diệu hàng xóm. Khi Hằng nói mê sảng làm cả nhà phát hoảng, anh chồng ghét tai hỏi vợ thèm ăn gì, cô vợ ú a ú ớ “Thèm ăn miếng kẹo cu đơ của bà Diệu”. Câu ú ớ này càng làm cho cả nhà phát cuồng vì có một sự trùng hợp: Cách đây không lâu, bà Diệu có sang nhà chơi, cho hai mẹ con Hằng một miếng kẹo cu đơ. Hai mẹ con đã cùng nhau ăn miếng kẹo đó.
Giọng điều đầy vẻ nghi hoặc, Hằng kể rằng: “Từ hôm ăn miếng kẹo đó, mỗi lần đi qua nhà bà Diệu nhìn em thì em chỉ muốn chạy ra ôm chầm lấy bà, muốn bà cho ăn thứ gì đó! Chỉ cần bà gọi là em vào ngay!”.
Thần hốn nát thần tính, từ lời nói một người hoảng loạn, cả gia đình bà Hương vội vàng quy kết: Hằng đã dính phải “con mà thuốc độc” mà người gieo rắc không ai khác chíng là bà Diệu hàng xóm. Xuất phát từ suy nghĩ nóng vội đó bà Hương đã xồng xộc chạy sang nhà bà Diệu, túm tóc và lôi xềnh xệch sang bắt “giải cứu” cho Hằng.
Bà Hương mô tả: “Lúc tôi sang, thấy con mụ đó tóc tai rũ rượi, đúng là ma thật rồi! Thấy tôi nó chạy biến vào trong nhà nhưng tôi vẫn chạy theo nắm tóc lôi ra”. (Kỳ thực, lúc bà Hương sang, chẳng phai bà Diệu sợ bà Hương mà là vì thấy bóng chồng của chị Hằng đi sau, tay lăm lăm con dao quắm nên bà hoảng quá, chạy vào trong nhà đóng cửa lại).
Chưa hết, bà Hương còn kể: “Bà Diệu sang xoa lên trán con tôi 3 cái”, thế là nó tỉnh lại, hết cả mê sảng và cho con bú bình thường!.” Ngồi cạnh mẹ, Hằng còn đế thêm vào: “Cứ mỗi lần vợ chồng bà Diệu cãi nhau là tự dưng em thấy rất khỏe và khoan khoái”.
Hết nghi ngờ cho hàng xóm, cả nhà Hằng còn đâm ra cuồng tín và đi tìm thầy nhờ giải “con ma thuốc độc”. Nghe theo “tin đồn của một số người mê tín dị đoan, bà Hương tìm được thấy Điềm ở xã Kỳ Lâm. Thầy Điềm lập tức phán xanh rờn: “Hằng bị con ma thuốc độc ám, nếu chữa trị thì đúng 8 tháng rưỡi mới xong, còn không chữa thì không qua khỏi”.
Rồi thầy cho một thứ thuốc gì đó bảo mang về cho Hằng uống, uống xong Hằng nôn thốc nôn tháo. Ông còn dặn người nhà là: Cho nạn nhân nôn vào chậy rồi lấy tro bếp đổ thêm vào, cho muối vào lắc đi lắc lại. Dần dần nạn nhân sẽ khỏi.
Chẳng biết tác dụng của thần dược đến đâu, nhưng cứ mỗi lần uống thuốc là Hằng lại nôn thốc nôn tháo. Mới chỉ uống được vào lần mà Hằng đã bủng beo, mặt thì xanh rớt như tàu lá chuối.
Vậy là, từ con mê sảng của Hằng, nhà bà Diệu đang yêu đang lành thì tự dưng bị vu cho là “ma thuốc độc”, bị hàng xóm láng giềng cô lập. Chẳng còn ai đến nhà bà chơi, bà đi ra đương bao giờ cũng bị xỉa xói, chửi rủa. Trò chuyện với chúng tôi, chồng bà Diệu than thở: “Vợ chồng tôi sống bao năm ôn hòa với xóm làng, chẳng hiểu cái tin đồn “ma thuốc độc” khỉ gió ở đâu làm làng xóm mất cả đoàn kết. Vợ tôi thì bị xúc phạm nên bà đấy mất tinh thần, khóc suốt, có dám đi đâu đâu!”.
Theo ông Tô Hữu Đằng – Chủ tịch UBND xã Kỳ Hợp thì những chuyện đồn nhảm nhí về “ma thuốc độc” ở xã ông không phải là hiếm. Ngoài câu chuyện của bà Diệu và chị Hằng còn, mới đây ở xã cũng xảy ra chuyện chị Phan Thị Thiệp bị ốm, người nhà chị này cũng nghi ngờ cho vợ chồng hàng xóm nuôi “con ma thuốc độc” để làm hại.
Thế là đang lúc chị Thiệp ốm mà cả nhà chẳng những không lo chạy chữa lại còn cho lên cáng, khênh sang nhà “con ma”đặt tại đó để ăn vạ. Chính quyền tổ chức các đoàn càn bộ đến can ngăn, giải thích mãi, gia đình chị Thiệp cũng chấp nhận mang người về nhưng từ đó hai gia đình ngày đêm gây căng thẳng với nhau. Việc này làm náo loạn Kỳ Hợp cả tháng trời.
PV đã tìm gặp nhiều cao niêm để tìm hiểu xem, cái gọi là “con ma thuốc độc” về thực chất là gì?

Truyền thuyết về ma thuốc độc.

Chúng tôi được người dân ở thị trấn Kỳ Anh giới thiệu đến một cụ cao niên tên là Trương Duẩn – người được cho là rất am hiểu về “ma thuốc độc”. Cụ Duẩn cho rằng: Lời đồn này đã kéo dài cả trăm năm nay và ông cũng được nghe kể từ khi còn nhỏ. “Tôi cũng không biết đích xác lắm nhưng từ nhỏ đã được nghe kể lại rằng: “con ma thuốc độc” bắt nguồn từ một câu chuyện thần thoại”.
Chuyện rằng, xưa kia, có hai người săn bắn: Một đến từ miền rừng, một đến từ miền biển. Họ cùng đi săn bắn và cùng bắn được một con beo (con hổ) – cả hai bên cãi nhau, tranh chấp và ai cũng nhận là của mình. Để tránh mất đoàn kết, cuối cùng họ đưa ra một phương thức phân xử: Lấy ria mép của con beo dắt vào vỏ cây măng tre. 100 ngày sau, sẽ sinh ra một con vật, con vật đó theo ai về thì con beo là của người ấy. Đúng 3 tháng 10 ngày sau, xuất hiện một con đôi chuột bạch, đôi chuột này cứ theo phường thợ săn miền núi về và phù hộ cho phường săn này.
Từ đó người ta tương truyền rằng: Nếu ai nhét râu con hổ vào cây măng thì 3 tháng 10 ngày sau sẽ hiện lên hai con vật: Một là đôi rắn, hoặc một đôi chuột bạch. Những con vật này sẽ theo người đó về nhà và coi như sống cùng họ tới khi chết. Người bị con vật này “theo”, cứ đến rằng tháng Giêng và rắm tháng Bảy sẽ phải cho chúng ăn bằng cách rang gạo cho nổ thành hạt to, xốp. Khi ăn,  những con vật này sẽ nhả nước dãi và người nuôi phải tẩm vào thức ăn (quả thị, miếng bánh, nước uống …) rồi mang đi để đầu độc người khác.
Ai gieo rắc được càng nhiều “con ma thuốc độc” để  đầu độc người khác thì gia đình sẽ càng làm ăn phát đạt. Còn ngược lại, không làm theo sự sai bảo của con vật thì gia đình sẽ lụn bại và chết dần chết mòn. Lại còn tương truyền rằng: Những người bị chết bởi “ma thuốc độc”, vong linh sẽ quy tụ về trong nhà người nuôi thuốc độc để hầu hạ, phù trợ.

Câu chuyện dân gian nhuốm đầy màu sắc hoang đường này, theo ông Duẩn là không có cơ sở. Nhưng ông cũng băn khoăn: “Chưa thấy ai thử cho râu hổ vào cây măng tra xem 100 ngày có xảy ra chuyện gì không?”.
Từ khi còn bé, ông cũng được nghe kể một câu chuyện dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng và cũng không có bất kỳ cơ sở khoa học nào.
Chuyện rằng: Có một người đã nheo thử râu hùm vào cây măng tre và 100 ngày sau có một đôi chuột bạch bám theo về nhà. Ông này vốn không  hại người nên đã mang đôi chuột cho vào lồng và thả ra biển, chẳng hiểu sao, mấy ngày sau vẫn thấy chúng mò về. Cuối cùng để tiêu diệt đôi chuột bạch ma, người này đã chấp nhận tuyệt thực đến chết để hai con vật cũng phải chết theo.
Kết thúc chuyến đi “hóng” chuyện dân gian, chúng tôi về trụ sở UBND huyện Kỳ Anh. Kiểm tra lại một số ảnh mình đã chụp,  bỗng giật mình khi thấy một nửa những tấm ảnh tôi chụp trong chuyến đi đều bị hỏng. Chiếc máy ảnh Nikkon của chúng tôi không đọc được dữ liệu của 11 tấm ảnh. 11 tấm ảnh bị hỏng lại là toàn bộ số ảnh tôi chụp tại nhà bà Hương trong khi những bức ảnh chụp trước và sau khi đi thực tế vẫn bình thường. Vì thế cho nên, ảnh sử dụng trong vài viết này chúng tôi phải lấy từ máy ghi hình của một cán bộ Công an Hà Tĩnh đi cùng hôm đó …

(Theo An Ninh Thế Giới)
Người Kỳ Anh


CHIA SẺ NGAY:

BÀI MỚI

 
Copyright © Người Kỳ Anh. Designed by NguoiKyAnh