Tôm tầng đáy chết hàng loạt và biển đã an toàn nhưng cá ăn được chưa?!

Người Kỳ Anh - Sáng ngày 19/08/2016 người dân thôn Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh phát hiện hàng loạt con tôm chết dạt vào bờ. Ngư dân địa phương cho biết đây là loại tôm đất chuyên sống ở tầng đáy dài khoảng 3 cm/con.Tại bờ biển thông Đông Yên sát ngay bên cạnh nhà máy Formosa lúc buổi chiều ngày 19/8, nước biển đục ngầu khác thường. Người dân ở đây có báo chính quyền địa phương nhưng không thấy phản hồi.




Tại bờ biển Vũng Áng, ngay sát nhà máy Formosa lúc buổi chiều ngày 19/8 nước biển đục ngầu khác thường. Người dân đánh giá có thể do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến cho các lớp trầm tích độc hại dưới đáy biển bị khuấy lên làm tôm tầng đáy chết hàng loạt.
Người dân dùng tay trần nhặt tôm về cho gia cầm, gia súc ăn mà không biết độ nhiễm độc đến đâu, hậu quả về môi trường người dân miền trung gánh đủ!


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà kết luận, các kết quả cho thấy nước biển đang tốt dần lên, hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động du lịch, thể thao dưới biển... Riêng các câu hỏi về an toàn hải sản, cơ quan chức năng sẽ công bố khi có cơ sở khoa học chính xác, cụ thể.

Theo Bộ trường Trần Hồng Hà, mặc dù những công bố này chưa đạt được trọn vẹn mong muốn nhưng báo cáo này cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy diễn biến nước biển đang tốt dần lên, khả năng tự làm sạch đáng mừng của môi trường biển… Chúng ta khẳng định, môi trường biển miền Trung có thể tự làm sạch.
Các nhà khoa học cũng thận trọng trong vấn đề sức khỏe của người dân nên đã cân nhắc các yếu tố môi trường chưa giải thích được. Qua đó, khẳng định các hoạt động du lịch, thể thao dưới biển… đã hoàn toàn yên tâm, được chứng minh bằng các cơ sở khoa học xác đáng. Tuy nhiên, còn nhiều câu hỏi như vệ sinh an toàn thực phẩm, các căn cứ hôm nay là nền tảng để nghiên cứu tiếp theo. Bộ Y tế sẽ giám sát các khu vực đánh bắt, có những đánh giá chính xác hơn, thận trọng hơn. Bộ Y tế sẽ công bố khi có cơ sở khoa học chính xác, cụ thể.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho rằng, với sự nỗ lực của Bộ, ngành, chính quyền Hà Tĩnh, chúng ta hoàn toàn có thể giám sát về môi trường đối với Formosa, kiểm soát để không xảy ra hiện tượng tương tự, để vùng biển miền Trung mãi mãi an toàn.

Bình Luận
Có một logic rất đơn giản như thế này:
Họ nói nước biển đã tốt dần lên và người dân đã có thể kinh doanh du lịch, thể thao dưới biển. Nhưng riêng vấn đề hải sản đã an toàn chưa họ nói rằng sẽ công bố khi có cơ sở khoa học chính xác (tức chưa biết). Hải sản sống dưới biển, trong nước biển, và đó là môi trường sống của hải sản. Nếu không có cơ sở khẳng định hải sản đã an toàn chưa thì xin thưa cũng không có cơ sở để khẳng định nước biển nó an toàn hay không. Bởi vậy, người ta không thể nói rằng, cái ao đã sạch nhưng cá trong ao không biết có sạch không. Họ đang tự phủ nhận chính mình bằng một sự khiên cưỡng, bởi đã cố biến một hệ quả của điều không có, hoặc người ta không thể biết, trở thành sự thật mang tính khẳng định.

Phân tích theo mệnh đề toán học:
Ở đây tồn tại một mệnh đề kéo theo: Biển đã an toàn và có thể diễn ra các hoạt động dưới biển (A) => Hải sản không có cơ sở để nói an toàn (B). Mệnh đề kéo theo chỉ sai khi: A đúng (lấy giá trị 1) và B sai (lấy giá trị 0). Trong khi đó việc công bố tình trạng biển miền Trung lại rơi đúng vào trường hợp này. Nên những thông tin trên hoàn toàn tự nó bác bỏ và mâu thuẫn với chính nó, và từ đó tạo nên một vấn đề sai..

KẾT LUẬN: CÁ CHƯA ĂN ĐƯỢC!
Cá chưa ăn được, thì biển còn độc, ngư dân chưa ra khơi. Toàn bộ cuộc hội nghị hôm nay cho DÂN thông điệp đó. Chấm hết! Tóm lại: KHỞI TỐ FORMOSA, ĐÓNG CỬA FORMOSA. Dân Miền Trung hãy bảo vệ cuộc sống và cơ ngơi của tổ tiên mình!.

Người Kỳ Anh

CHIA SẺ NGAY:

BÀI MỚI

 
Copyright © Người Kỳ Anh. Designed by NguoiKyAnh