ĐẢ ĐẢO BỌN QUYẾT TÂM LÀM THÉP
Bài Vietnamnet gỡ
Mạng chỉ lưu thế này
Đủ thôi một chứng cớ
Chúng nó đang rất cay.
Chỉ là sự cố thôi
Đâu phải là thảm hoạ
Chỉ là một Formosa
(Cùng lắm thêm Minamata)
Bộ công thương chắc chắn
Quyết thực hiện vụ này
Tung các cấp to nhỏ
Tuyên truyền thế này đây.
Và Công thương vẫn "cú"
Không chịu bỏ miếng mồi
Mặc kệ Vũng Áng chết
Cà Ná tiếp bước thôi.
Nên họ đã tuyên bố
Dẫu Hoa Sen đé làm
Thì vẫn trong qui hoạnh
(Để thoả nỗi lòng tham)!
Còn chúng tôi, dân chúng
Người Việt yêu giống nòi
Đả Đảo Bọn Tham Nhũng
Khinh Bỉ Lũ Bọ Giòi!!!
Ông Hoài đã nói sai, "sự cố" Formosa (ở Việt Nam) không phải hiếm mà là duy nhất vì những làng ung thư quanh nhà máy Formosa ở Đài Loan, thảm hoạ Minamata ở Nhật gây di chứng di tật bẩm sinh cho hàng thế hệ người Nhật sống quanh vịnh Minamata nơi có nhà máy thép, hay tỉnh Hà Bắc địa phương dẫn đầu nghành thép TQ đang chứng kiến các ca ung thư phổi tăng đến mức báo động hơn 300% trong 40 năm qua,... tất cả đều có những diễn tiến đến thảm họa khác với vụ Formosa ở ta.
Hãy tự đặt một vài câu hỏi đơn giản như sau: Đã có rất nhiều lời kêu gọi đóng cửa những nhà máy Formosa ở Đài Loan từ chính người Đài Loan? Sao Việt Nam lại rước họ về? Ung thư hoành hành quanh khu vực nhà máy Formosa ở Đài Loan? Bao giờ đến Vũng Áng? Chúng ta ngồi đợi ư? Formosa đã tỏ ra sẵn sàng gây ô nhiễm, vi phạm các quy định về môi trường và chịu phạt, vì so với lợi nhuận mà họ thu được từ việc đó, ngay trên đất nước của họ? Bạn có tin là họ sẽ không làm điều đó ở Việt Nam? Hay cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ nghiêm ngặt hơn chính quyền Đài Loan? Có lẽ rồi chỉ còn là vấn đề thời gian, cho một bị kịch tương tự.
Formosa Hà Tĩnh vẫn tiếp tục hoạt động và đứng ngoài vòng pháp luật (đơn cử như không bị truy tố), vì Formosa thực tế đang di căn ở Việt Nam, là cấu thành rất quan trọng trong hệ thống chính trị của Nhà Nước ta chứ không đơn thuần là tập đoàn công nghiệp FDI lớn nhất.
Việc báo chí Việt Nam bị chi phối bởi một nhóm người (không tiện nói ra vì không phải là mục đích của bài này) biến báo chí không còn đảm nhiệm được chức năng thông tin và phản biện xã hội một cách đầy đủ và trung lập mà trở thành công cụ tuyên truyền của những nhóm lợi ích đứng đằng sau. Thép Cà Ná: Bộ Công Thương nói sự cố như Formosa rất hiếm được chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet viết về cuộc trao đổi với ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương đã bị chỉ đạo gỡ bỏ. Xin trích đăng một đọan ngắn còn lưu lại trên mạng.
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, sau vụ việc gây ô nhiễm của Formosa Hà Tĩnh thì việc Bộ Công Thương bổ sung dự án thép 10 tỷ USD Cà Ná- Ninh Thuận của Tập đoàn Hoa Sen vào quy hoạch thép đang gây ra nhiều lo ngại cho người dân. Thậm chí có ý kiến nói rằng, nên chăng không cấp phép thêm cho dự án thép nữa. Ông có thể nói gì về điều này?
Ông Trương Thanh Hoài: Rõ ràng, sự cố Formosa là một sự cố rất đáng tiếc, là một bài học cho tất cả chúng ta trong quá trình phát triển công nghiệp. Nhưng việc cho rằng, dừng cấp phép dự án thép, tôi cho rằng, nói vậy còn thiếu có cơ sở.
Tôi cho rằng, ngành thép rất quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu thép trầm trọng.
...
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, với các dự án thép, người dân luôn lo ngại hệ luỵ ô nhiễm môi trường nặng, đặc biệt là dự án thép thường hao nhiều năng lượng. Với những tác động lợi- hại trước mắt và lâu dài, ông suy nghĩ như thế nào về điều này, chúng ta sẽ phải cân đo đong đếm như thế nào?
Ông Trương Thanh Hoài: Việc người dân, cộng đồng xã hội lo ngại vấn đề tương tự Formosa, tôi nghĩ, đó cũng là vấn đề đương nhiên. Tuy nhiên, phải nói rằng, với trình độ khoa học công nghệ hiện nay, việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường đối với các nhà máy thép không phải là vấn đề khó.
Hiện nay, trên thế giới, rất nhiều nhà máy thép có quy mô lớn, nằm ở khu vực đông dân cư, ở khu vực nhạy cảm, sát biển và thường, các nhà máy thép thường nằm sát biển. Tuy nhiên, những sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra như vụ Formosa là rất hiếm.
...
Tôi nghĩ rằng, ở đây, vấn đề về bảo vệ môi trường là việc ứng xử và nhận thức của chủ đầu tư và công tác giám sát quản lý của các cơ quan Nhà nước liên quan. Nếu quản lý giám sát chặt chẽ thì sự cố như Formosa là rất khó xảy ra.
Tôi cũng phải nói thêm, đối với các dự án công nghiệp nói chung hay các dự án thép nói riêng, ở đây không có sự đánh đổi môi trường để lấy lợi ích trước mắt. Vấn đề môi trường sẽ luôn được đặt lên hàng đầu, không bao giờ đánh đổi.
Người Kỳ Anh